Làm việc là làm để được việc. Và khi bạn cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng thì khách hàng phải thích, duyệt phương án thì mới là hoàn thành công việc. Còn không thì mọi thứ sẽ luôn dai dẳng kéo dài, vừa mệt mỏi cho khách hàng mà cũng mệt mỏi cho cả mình. Trong bài viết này, Tất Thành lấy các ví dụ trong các dịch vụ của chúng tôi là: thiết kế website, thiết kế logo, thiết kế catalog, thiết kế profile,... để các bạn dễ hình dung nhé. Còn khi các bạn đã hiểu rồi thì các bạn có thể vận dụng vào cho công việc của mình. 

Khi đã "đỏ" thì mọi thứ đơn giản

 
Tại sao tôi lại gọi là đỏ? Vì thực tế làm việc, có một số tình huống mình cứ làm ra cái gì khách hàng cũng ưng. Thế mới “gay go” chứ. Cuộc đời không gì sướng bằng như thế. Thường thì mọi thứ chỉ đỏ như thế do trong một số trường hợp: 
  • Ý tưởng của mình trùng với ý tưởng của khách hàng. Nên mình thiết kế ra là được duyệt.

  • Khách hàng dễ tính nên họ không quá khó khăn trong việc duyệt.

  • Trình độ của bạn ở đẳng cấp cao, vượt qua trình độ của khách hàng nên sản phẩm cứ làm ra là gần như được duyệt.

Khi làm việc, ai cũng mong muốn những tình huống tốt đẹp như trên xảy ra. Tuy nhiên, công việc cũng như cuộc đời vậy. Có bao giờ là hoàn hảo. Rồi bạn sẽ gặp các tình huống: 

  • Ý tưởng của mình với khách hàng khác nhau. Cứ thiết kế ra là không được duyệt dẫn đến phải thiết kế nhiều lần.

  • Khách hàng yêu cầu cao do khó tính hoặc có thể do họ trả nhiều chi phí.

  • Trình độ của mình không quá cao.

Và lúc này thì yếu tố “đỏ” đã mất đi linh nghiệm của nó. Và có thể khiến mọi việc trở lên phức tạp, đau đầu. Người làm việc có đẳng cấp hoặc có trình độ cao, năng lực xử lý cao được thể hiện trong các tình huống này. Không phải ai cũng biết tiến lên một đẳng cấp cao hơn đâu bạn ah. Thế nên, trong bài viết này Tất Thành sẽ chia sẻ cho bạn một tuyệt chiêu nhé.

"Đỏ" cũng tốt, mà "đen" cũng xử ngon

 
Căn cơ của việc này xuất phát từ câu nói “Yêu ai cục gạch cũng tròn, mà ghét ai thì quả bồ hòn cũng vuông”. Tức là sao? Tức là cái gì hợp với mình thì mình sẽ có đủ lý do để thích nó, để giải thích cho nó. Còn một khi đã không hợp thì sẽ có rất nhiều lý do để chê. Đó là bản tính của con người nói chung, không riêng một ai cả.

Thế nên người làm việc ở đẳng cấp cao thì bỏ đi “lòng riêng”, tức sở thích riêng của mình. Mà hoà lòng riêng của mình vào “cái thích” của khách hàng. Mình không dùng năng lực, sở kiến của mình để hướng khách hàng theo. Mà dùng năng lực, kinh nghiệm, kiến thức của mình để thấu hiểu khách hàng, thấu hiểu ngành nghề cũng như mục tiêu của họ để tạo ra các sản phẩm đúng ý họ, tốt nhất cho họ. Thậm chí trong một số trường hợp cá biệt thì ưu tiên sở thích của họ hơn là tốt nhất. Bởi đối với chúng ta là tốt nhất mà không hợp với khách hàng thì họ cũng cho là xấu mà thôi. Mà họ không duyệt thì mọi thứ sẽ còn kéo dài dài, rất mệt mỏi.

Nếu bạn thiết kế nhiều giao diện website rồi mà khách hàng không duyệt?

Hãy quay về những điều cơ bản nhất: 
  • Tư vấn và thống nhất với khách hàng các nội dung mà khách hàng muốn hiển thị ra trang chủ hoặc những nội dung gì nên hiển thị ra trang chủ là tốt nhất cho khách hàng. Bởi nếu bạn và khách hàng không thống nhất được các nội dung quan trọng này thì mọi thiết kế đều là sai ý tưởng, không đúng sở thích.

  • Tiếp đến là việc vẽ bố cục. Bố cục website giống như bố cục một ngôi nhà vậy. Cùng là số phòng như nhau. Nhưng có người thích nhà chữ L, có người thích nhà hình vuông, có người thích hình chữ nhật. Không ai giống ai cả. Vậy nên, bạn hãy đề xuất phương án và thống nhất bố cục với khách hàng. Phải làm khâu này cho chắc chắn.

  • Rồi mới bắt tay vào thiết kế. Bạn muốn sản xuất một chiếc xe đạp thì trước đó bạn phải có bản vẽ đã được thống nhất. 

Việc thiết kế profile, catalog hay bao bì cũng như vậy. Hãy cứ làm việc đúng theo quy trình trên thì dù có “đen” cũng không ngán.

Tuy đơn giản nhưng lại cực kỳ thuyết phục các bạn nhé. Các bạn cứ thử mà xem :)